Cách Xem Phong Thủy Nhà Ở

Theo quan niệm dân gian xưa đến nay việc làm nhà, sửa chữa nhà cửa sẽ cần xem phong thủy xây nhà ở với mong muốn tránh được những điều kiêng kỵ và mang đến vận mệnh tốt cho người trong gia đình.

Việc ở là gì thì thông thường sẽ dựa vào rất nhiều các yếu tố để có thể mang lại một không gian sống tốt lành nhất bao gồm:

  • Xem phong thủy: chọn ngày tháng năm xây nhà hợp tuổi gia chủ
  • Xem hướng nhà tốt xấu theo tuổi gia chủ và phong thủy xây nhà theo vị trí, địa hình đất
  • Phong thủy xây nhà ở về hình dạng, bố trí không gian nhà ở, nhà 2 mặt tiền, 3 mặt tiền...
  • Phong thủy xây nhà: đào móng, nâng, hạ nền, đổ trần, đổ mái..

Mỗi yếu tố đều có những nguyên tắc về phong thủy khác nhau và khi xây dựng nhà ở sẽ cần xem xét, lựa chọn cách thiết kế, vị trí nhà đất sao cho đúng phong thủy nhà ở nhất.

Dựa vào mệnh quái của chủ nhà để chọn sao cho có hướng đất tốt nhất.

  • Gia chủ có mệnh quái Đông tứ mệnh (Thủy, Mộc, Hỏa) thì hướng đất tốt là hướng đất Đông tứ trạch (hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam)
  • Gia chủ có mệnh quái Tây tứ mệnh (Kim, Thổ) thì hướng đất tốt là hướng đất Tây tứ trạch (hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc)

Lưu ý cách trong phong thủy xây nhà cũng xác định trong trường hợp không có được hướng phù hợp thì nên chọn hướng nhà Nam và Đông Nam là hướng hợp với mọi mệnh quái của gia chủ.

Theo nguyên tắc xem phong thủy làm nhà khi chọn đất tốt ngoài chọn đất hợp tuổi, cung mệnh của gia chủ thì cần nhớ: Chọn đất có địa hình, địa thế tốt phù hợp để xây nhà hút lộc tài, xóa vận đen. Trong đó việc chọn địa hình, vị trí đất xây nhà theo phong thủy xây nhà ở tốt lành, hút sinh khí, tài lộc nếu có được các đặc điểm sau:

- Đất phải có thế tụ khí: bên trái (Thanh Long) có nước, bên trái (Bạch Hổ) có vật cao, phía sau (Huyền Vũ) có thế đất cao, tựa núi, phía trước (Chu Tước) có không gian rộng tạo nên Minh Đường.

- Hình dạng đất tốt theo phong thủy: là đất vuông vắn, tránh méo mó, nhiều góc cạnh như hình tam giác, không thành hình. Đất vuông vắn theo phong thủy xây nhà ở đất này có thể có được năng lượng cân bằng, mang lại tài vận, an khang.

Trong trường hợp đất không được vuông vắn thì cần phải hóa giải theo các cách: Đất hình thang (bên thẳng, bên lệch) nên xây nhà lệch sang 1 bên có đường thẳng và chỉ nên chừa một lối nhỏ để đi, còn lại để làm sân vườn.

Ngoài ra, nên chọn đất có hồ nước bao quanh, bên dòng chảy của sông suối, có hướng hợp tuổi.

Bên cạnh các thế đất tốt trong phong thủy xây nhà ở thì cũng có những thế đất xấu nếu xây nhà dễ gặp phải hung vận. Những thế đất xấu không nên chọn khi làm nhà theo phong phong thủy xây nhà bao gồm:

  • Đất trước cao, sau thấp
  • Đất cạnh ao hồ nhưng ở vị trí vòng ngoài của khúc cua sông (dòng chảy uốn cong ra ngoài nhà) sẽ không tụ khí. Hoặc nhà có đường phản cung, cung đường cong ra ngoài không ôm lấy nhà dễ trở thành thế bị cung tên (đường cong) chĩa vào.
  • Nhà gần các vị trí không tốt: nghĩa trang, bệnh viện chùa miếu, đường tàu, đường trên cao, các góc nhọn của đình chùa, nhà bên cạnh đâm vào nhà...
  • Nhà đối diện ngã ba đường đâm thẳng vào hay đối diện hay trong cùng của ngõ cụt
  • Đất có hình thù không vuông vắn: hình tam giác, đa giác, méo mó...

Phong thủy mặt tiền nhà ở kể cả nhà phố, nhà ống tới nhà 2 mặt tiền, nhà 3 mặt tiền, 4 mặt tiền cũng hay trang trí phong thủy mặt tiền nhà ở là điều cần quan tâm, để có được nhà ở có được nguồn năng lượng tốt.

Mặt tiền ngôi nhà được hiểu là nơi bố trí cửa chính của ngôi nhà hoặc rộng hơn la toàn cảnh quan phía trước nhà bao gồm: trước của, sân, tương bao, bố trí không gian trước nhà và theo phong thủy mặt tiền ngôi nhà mọi yếu tố này đều ảnh hưởng tới gia vận của gia chủ. Vì thế khi bố trí mặt tiền nhà hợp theo phong thủy bắt buộc phải tính toán đến yếu tố di chuyển của vận khí, năng lượng cửa toàn bộ không gian ngôi nhà.

  • Mặt tiền nhà theo phong thủy phải có mặt trước mang lại sinh khí, có dòng sinh khí, thông thoáng, sạch sẽ, sáng sủa nhờ vào bố trí tỉ lệ sân vườn bởi đây là nơi tụ khí, cần tránh được các dòng khí xung sát đi thẳng vào cửa chính nhà ở: đường, góc nhọn, cửa nhà khác đối diện cửa chính. Vì vậy, cần bố trí các tiểu cảnh trang trí, cây cối, bể cá, non bộ để chấn các tác động xấu.
  • Với phòng mặt tiền nhà phố, nhà ống không có sân trước sẽ không nên làm nhô lên phía trước hay tụt lại phía sau so với các ngôi nhà quanh sát đó.
  • Trang trí, sắp xếp mặt tiền nhà hợp phong thủy cần phải làm sạch tránh để những đồ dùng dọn vệ sinh trước cửa hay thùng rác.
  • Nếu có ao hồ, thác phong thủy cần phải là nước trạch, tránh đọng nước, ô nhiễm. Đồng thời tránh để chậu nước, bể nước có vòi bên cửa bởi phong thủy cho rằng như một người khác trên khuôn mặt, mang lại vận xui rủi.
  • Chọn màu sơn mặt tiền hợp phong thủy nên là màu sáng, hợp ngũ hành phương vị.
  • Nên trang trí mặt tiền nhà theo phong thủy với các loại cây có hoa nhiều màu đẻ tăng sinh khí, loại bỏ sát khí.
  • Nên quan tâm tới phong thủy cổng nhà và tường bao cần vững chắc, cao phù hợp.

Đối với những mẫu nhà ở không phải dạng nhà ống, nhà phố 1 mặt tiền mà có thể là nhà 2, 3 mặt tiền thì cần lưu ý đến yếu tố phong thủy xây nhà 2 mặt tiền (2 mặt tiền trước và bên hoặc 2 mặt tiền trước sau - mặt hậu) hoặc xem phong thủy nhà đất 3 mặt tiền.

Đối với những ngôi nhà có 2 mặt tiền ở các thế xấu sau thì cần tránh đó là:

  • Phong thủy nhà 2 mặt tiền có đường đâm thẳng vào cửa chính
  • Phong thủy nhà ở mặt tiền mặt hậu: những ngôi nhà này cần bố trí cân bằng âm dương, tránh bị đứt đoạn.
  • Phong thủy nhà 2 mặt tiền nằm giữa 2 còn đường giao nhau

Đây là nhà có 3 mặt hướng ra đường giao thông và theo phong thủy đất 3 mặt tiền dù lợi về kinh doanh, lấy sáng, kiến trúc nhưng sẽ không tốt về vận mệnh cho gia chủ. Và theo phong thủy nhà 3 mặt tiền thì tùy thuộc vào hướng ccs mặt tiền mà nó có thể tốt hoặc xấu với mức độ khác nhau.

  • Phong thuỷ nhà có 3 mặt tiền ở các hướng Bắc, Đông, Tây: rất xấu, sinh họa
  • Phong thuỷ nhà có 3 mặt tiền ở các hướng Bắc, Nam, Tây hoặc Bắc, Đông, Nam: gia chủ gặp bất trắc thường xuyên
  • Phong thuỷ nhà có 3 mặt tiền ở các hướng Đông, Nam, Tây: xấu vừa, gia đình thường bất ổn.

Độ cao phong thủy sàn nhà là sự tương quan nền nhà với các khu vực xung quanh, giữa các không gian phòng chức năng với nhau là tốt hay xấu để qua đó quyết định việc hạ, nâng nền nhà theo phong thủy như

+ Phong thủy nền nhà thấp hơn mặt đường:

Đây là phong thủy xấu bởi nền nhà về phong thủy cần cao hơn mặt đường để tránh năng lượng bị đẩy xuống mặt đất tạo nên những áp lực vô hình cho các thành viên trong gia đình.

Nếu gặp phải thế đất thấp hơn đường khiến nền nhà thấp hơn mặt đường có thể hóa giải theo các cách sau:

  • Áp dụng thuật phong thủy khi nâng nền nhà: đổ đất, làm lại nền cho nhà cao bằng hoặc hơn mặt đường.
  • Trong trường hợp không thể nâng được nền nhà do chiều cao trần nhà thấp, nếu nâng nhà sẽ rất thấp và tốn kém thì có thể áp dụng mẹo làm cổng s vào cao hơn với cách xây bậc tam cấp trước của nhà mình, khi ra đường bạn phải bước lên các bậc rồi mới ra đường giúp nguồn năng lượng từ bên ngoài theo bạn vào nhà. Tuy nhiên, cách này sẽ bất tiện hơn cho việc đi lại.

+ Phong thủy nền nhà bếp cao hơn phòng khách hoặc thấp hơn:

Nền nhà giữa các không gian chức năng trong nhà đôi khi cũng làm chênh chệch nhau như kiểu:

  • Phong thủy nền nhà bếp thấp hơn nền nhà: về thực tế có điểm lợi khi vệ sinh nhưng dễ vấp ngã, và xem phong thủy nền nhà bếp thì nó mang lại những điềm tốt về quan hệ vợ chồng, tránh vợ ngang ngược, lạm quyền theo quan niệm xưa. Việc thiết kế nên có nền bằng hoặc thấp hơn phòng khách để giúp quan hệ gia đạo thuận hòa.

Bởi vậy, nếu nền nhà không tốt gia chủ có thể áp dụng các cách trong phong thủy hạ nền nhà hoặc nâng nền nhà để có được độ cao phù hợp nhất.

Đây là cách lựa chọn màu nền nhà, vật liệu lát nền là gỗ hay là lát gạch nền nhà theo phong thủy. Trong đó, chọn vật liệu gạch men, gạch gốm, gạch nhựa, gỗ và màu nền nhà theo phong thủy sẽ dựa vào phong thủy ngũ hành tương sinh, tránh tương khắc với mệnh của gia chủ để có không gian sống tốt nhất.

  • Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Ví dụ: Người mệnh Thổ nên chọn gạch lát nền là gạch nhựa hoặc gạch gốm sứ với các màu (nâu đất, cam...) thuộc hành Thổ và Hỏa. Ngoài ra có thể chọn các màu sắc trung hòa không xấu không tốt của hành Kim (trắng, ánh kim, trắng sữa). Tránh chọn vật liệu sàn nhà gỗ, kim loại và màu sắc là các màu thuộc hành Mộc và Thủy bởi (Thổ khắc Thủy, Mộc khắc Thổ.

Trong phong thủy xây nhà ở nhiều người ngoài việc lựa chọn cách bố trí nhà ở thuận phong thủy thì cũng sử dụng các thuật phong thủy để giúp sinh lộc tài, trấn bình an, tăng phúc trạch như: dùng vật khí phong thủy chôn dưới nền nhà...

Những vật khí phong thủy chôn dưới nền nhà đa phần được nhiều gia đình xây nhà phạm hướng hay có vị trí không đẹp gần chùa, nghĩa trang, đường đâm vào nhà... sử dụng để trấn trạch, tránh những năng lượng xấu xâm nhập.

Vì vậy, nếu như bạn đang muốn kích hoạt sinh khí và có vật trấn yểm nhà cửa mang lại gia vận tốt lành có thể sử dụng các loại vật khí phong thủy để chôn dưới nền nhà ở khi xây dựng.

Xem phong thủy làm móng nhà chủ yếu tập trung vào vấn đề lựa chọn ngày đào móng, đổ móng nhà sao cho là ngày đẹp hợp tuổi với gia chủ. Bên cạnh đó cần lưu ý một số đặc điểm trong khi xem phong thủy móng nhà ở để mang lại vận tốt lành, hóa giải hiểm nguy sau:

Móng nhà theo phong thủy cần phải nguyên vẹn và lành lạnh nên khi xây dựng và trong quá trình sử dụng cần đảm bảo nó luôn ở hình thái hoàn thiện tránh sứt mẻ. Theo phong thủy móng nhà bị sứt mẻ ở mỗi hướng sẽ mang đến những vận hạn khác nhau như:

  • Phong thủy móng nhà hướng Tây Bắc bị thiếu hụt: có thể mang đến khó khăn về đường con cái, sức khỏe hô hấp không tốt.
  • Phong thủy móng nhà hướng Tây Nam bị sứt, thiếu: gia chủ dễ gặp các vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa.
  • Phong thủy móng nhà hướng Đông Nam bị sứt mẻ: không có lợi cho đường sinh con đẻ cái.
  • Phong thủy móng nhà hướng Đông bắc bị thiếu hụt: gặp hạn thường xuyên về tiêu hóa.
  • Nếu hình dạng móng nhà trước rộng, sau hẹp: về phong thủy dễ mất của, gia đình mất dần nhân khẩu.
  • Hình dạng móng nhà hình tam giác: Nếu nhọn trước, rộng sau thì dễ gây tốn hao tài sản và nữ nhân trong nhà hay gặp bạo bệnh. Nếu là kiểu rộng trước, nhọn sau thì thành viên trong nhà dễ bị bệnh nan ý, tai nạn, yểm mệnh.
  • Nếu móng nhà có dạng bên trái dài, bên phải ngắn: dễ gây hậu họa cho vợ con của gia chủ.

Theo phong thủy, trần nhà chính là một bầu trời thu nhỏ trong ngôi nhà. Vì vậy, nếu được thiết kế và bố trí phong thủy trần nhà hợp lý sẽ mang tới nhiều sự may mắn, cát lành cho gia chủ.

Chiều cao, kích thước trần nhà theo phong thủy cũng sẽ ảnh hưởng tới gia vận, đặc biệt là khu vực phòng khách.

  • Trần nhà hợp phong thủy: không nên có kích thước quá hẹp, chiều cao quá thấp.
  • Ở chính giữa trần nhà sẽ không nên quá thấp tạo cảm giác thiếu sự thông thoáng, đề nén...
  • Phòng khách, kích thước chiều cao trần nhà theo phong thủy phải rộng và cao để tạo nên phong thủy như bầu trời giúp sự nghiệp, tài vận khoáng đạt, tăng vận. Nếu ngược lại sẽ gặp điều bất lợi.
  • Phòng ngủ trần nhà theo phong thủy cũng cần thông thoáng

Phong thủy trần nhà kỵ có xà ngang lộ chiếu xuống nhà bởi nó sẽ mang lại những điều vô cùng xấu, đặc biệt ở các vị trí:

+ Phong thuỷ xà nhà trước cửa ra vào: gây cảm giác áp lực căng thẳng, khó khăn về tiền bạc, gia đình mất hòa khí. Đặc biệt là kiểu phong thủy dầm nhà phía trên cửa chính tạo thành thế mũi tên. Vì vậy, với thế này này nên áp dụng phong thủy hóa giải xà ngang bằng cách lắp thêm đèn dưới chân xà phản ngược lên với ý nghĩa đốt cháy năng lượng xấu..

+ Phong thủy dầm nhà (Xà ngang hay xà dọc) nếu ở phía trên giường gây hại cho gia chủ: về sức khỏe gây đau đầu, cơ thể mệt mỏi và quan hệ gia đình bất thuận. Nếu phạm thế này hãy áp dụng cách phong thủy hóa giải xà ngang, xà dọc đó là: lắp màn khung ở phía trên và các thanh xà nên áp dụng phong thủy màu sơn trần nhà đó là sơn đồng màu để tránh lộ.

+ Xà ngang trong phong thủy nằm trên các không gian khác ở các khu vực có nhiều người sử dụng thường xuyên: phòng khách, bếp, phòng làm việc... cũng tạo nên những bất lợi về tâm lý, sức khỏe, tài lộc...

Vì vậy hãy luôn để tâm đến cách đặt xà nhà theo phong thủy sao cho tránh vị trí đi quan các khu vực chức năng nhà ở và bố trí thiết kế che dấu, tránh lộ xà để có được vận khí tốt. Ngoài ra, đừng quên áp dụng các cách phong thủy hóa giải xà ngang như: treo đầu xa ngang một chiếc sáo phong thủy hay các tranh ảnh, đồ vật hình đôi cánh, thiên thần, chim, bóng bay để giúp giảm khí xấu của xã ngang lên các không gian nhà ở.

Quy tắc phong thủy cho trần nhà cần lựa chọn đúng phong thủy màu sơn trần nhà và đồng thời lưu ý đến phong thuỷ đèn trần nhà. Đây là hai yếu tố thường được sử dụng trong trang trí nhà cửa và có thể tác động đến phong thủy xây nhà ở rõ rệt.

- Chọn màu sơn trần và tường không chỉ hợp thẩm mỹ mà cần thuận theo nguyên tắc màu sắc hợp với tuổi mệnh gia chủ. Lưu ý:

  • Trần phòng khách nên sử dụng bạc lá để lát trần, trang trí trần bằng đèn chùm hoặc quạt trần như phải cần đối tỉ lệ và vị trí bố trí. Màu trần nhà nên là màu nhạt hơn nền và tường nhà để cân bằng không gian tránh trần nặng, chân nhẹ phù hợp với quan niệm trời nhẹ đất nặng.
  • Quy tắc phong thủy cho trần nhà phòng ngủ nên sơn màu lạnh như xanh, tím để tạo sự yên tĩnh hay các màu nhẹ nhàng cùng tông màu tường nhà, hoặc màu sẫm để tạo cảm giác trần cao hơn.

- Phong thủy trần nhà kỵ có đèn chiếu thẳng xuống nhà ở vị trí ghế ngồi nhưng nếu đèn quá gần so với sàn sẽ tạo nên phong thủy xấu và gây cảm giác khó chịu, chóng mặt... Vì thế phong thủy lắp đèn trần tốt là hướng về phía tường.

- Phong thủy về trần nhà kiêng kỵ lắp gương trên trần nhà phòng khách bởi tạo ra hình bóng ngược, đảo lộn khiến gia đình bất lợi về tài lộc,sự nghiệp, sức khỏe tâm thần ảnh hưởng.

Thứ nhất, thế đất phong thủy cho nhà xưởng là: trước thấp, sau cao để giữ lộc tài, đảm bảo thế Huyền vũ cao theo phong thủy. Đồng thời, thế đất cũng tránh các đất thấp hơn nền đường nếu không phải tốn nhiều chi phí nâng nền cao hơn so với đường.

Thứ hai, phong thủy làm nhà xưởng trên đất trống thì nên chọn những vùng cỏ mọc đều và chỉ khoảng 1 - 2 loại cỏ, tránh các vùng đất có cỏ mọng cao um tùm và hỗn tạp nhiều loại, mọc không đều bởi chứa nhiều tạp khí. Vị trí đất tốt nên ưu tiên xây dựng văn phòng, những nơi có cỏ mọc không đều thì bố trí nhà máy, đặt thiết bị sản xuất.

Thứ ba, xây nhà xưởng theo phong thủy nếu trên đất ao hồ, nước đọng thì cần dọn dẹp khu đất sạch sẽ, nên cắm thêm nhiều ống nước nhỏ để tỏa khí và đợt từ 3 - 6 tháng mới nên tiến hành xây dựng nhà xưởng.

Thứ tư, về hướng đất trong phong thủy xây nhà xưởng đó là chọn hợp tuổi chủ doanh nghiệp.

Thứ năm: yếu tố đường quanh đất xây dựng nhà xưởng. Theo phong thủy thì đất xây dựng nhà xưởng nếu có đường bên phải tốt hơn đường phía bên trái.. Nếu bên trái - phải không có đường thì không xét đến yếu tố này.

Bên trong nhà xưởng nên tính toán đến yếu tố liền mạch, thông suốt thì trường khí mới tốt, không tù động, thất thoáng giúp phong thủy nhà xưởng tốt lên. Đồng thời, nhà xưởng rộng, thông thoáng quá trong khi máy móc thiết bị ít cũng gây thế tán khí không tốt. Tuyệt đối để trống 1 bên và dồn các xưởng máy móc sản xuất sang 1 bên, một góc nào đó trong xưởng.

Phong thủy nhà xưởng hay công ty nếu bố trí các khối sản xuất, làm việc không nhất quán không hợp lý như mỗi góc một bộ phận sẽ khiến cho không gian bị loạn khí, không tốt cho tài lộc.

trong nhà xưởng nào cũng nên có bàn thờ thần tài để hút lộc tài. Tuy nhiên nên nhớ, vị trí đặt bàn thờ thần tài phải chuẩn phong thủy, tránh đặt ở nơi có khoảng trống, không điểm tựa.

Trong phong thủy xây nhà xưởng thì cửa văn phòng của lãnh đạo cần phải được bố trí rõ ràng tránh tình trạng không bố trí cửa hoặc không phân biệt cửa chính cửa phụ văn phòng, nhà xưởng, tường xây bất quy tắc, đường đi lối lại rắc rối, quanh co... gây ảnh hưởng tới vận khí khi lưu thông và dễ mang các hạn về tranh chấp, kiện tụng đến.

Next Post Previous Post