Cách Xem Tướng Chó Xấu Không Nên Nuôi Và Những Lưu Ý Khi Chọn Chó
Cách xấu không nên nuôi là mối quan tâm của rất nhiều người muốn nuôi và chăm sóc cún cưng. Chó là loài vật nuôi quen thuộc và trung thành, không chỉ là vật nuôi mà còn như thành viên trong gia đình. Bài viết này, sẽ giúp bạn có những cách và thông tin để xem tướng chó tốt cũng như tướng chó phản chủ để cân nhắc khi lựa chọn mang về chăm sóc.
- Màu lông của chó
Màu lông chính là yếu tố và là đặc điểm dễ nhận ra nhất của một chú chó khôn. Bạn nên chọn những chú chó có bộ lông màu đen, màu trắng hay vàng là những chú chó quý.
- Dựa vào các đốm trên thân chó
Những chú chó có đốm mặt, đốm trên lưng và đốm ở lưỡi là những chú chó khôn, được rất nhiều người chọn mua.
- Đặc điểm của chân chó
Đây cũng được xem là dấu hiệu để nhận biết chú chó có khôn hay không. Nếu chân thẳng đẹp, chắc khỏe với tướng đi dũng mãnh cũng được dân gian chọn là giống chó khôn và quý.
- Các đặc điểm khác
Xem tướng chó cần quan tâm đến các biểu hiện như mắt to, phía trên hai mày điểm đậm màu hơn lông (chó bốn mắt), tai vểnh thẳng rất tốt khi lắng nghe, lưỡi đốm đen, đuôi chóp đuôi cong về phía phải thì hãy nên mua về ngay vì đó là tổng hợp các đặc điểm của một chú chó khôn.
Cách xem tướng chó (cẩu tướng pháp) dựa trên khoa học
Bên cạnh những đặc điểm về ngoại hình, những chuyên gia xem tướng chó còn dựa trên các kiến thức khoa học để chọn lựa những chú chó khôn và thông minh nhất. Cơ bản như sau:
- Người bán cần có uy tín
Trước khi mua, bạn cần phải biết rõ người bán chó có đủ uy tín hay không. Dựa vào bạn bè, người quen, qua các diễn đàn.. hoặc đến tận nơi để xem trước khi mua cún cưng về nhà.
- Dựa vào sức khỏe của chú chó
Hãy xem xét một cách cẩn thận về sức khỏe của cún cưng, về tình trạng bệnh trước và trong khi mang về nuôi. Nếu dù có những biểu hiện của một chú chó khôn đến đâu mà bị nhiễm bệnh, hãy cân nhắc để mua về nuôi.
- Những biểu hiện, hành vi của chó
Hãy xem xét một cách cẩn thận về sự nhanh nhẹn, nghịch ngợm của chó, kiểm tra xem cún cưng mắt có đỏ hay không, mũi ướt hay không, chó có bị ho hay biếng ăn hay không... và cần quan sát từ 30 phút đến 1 tiếng.
- Khi lại gần đàn chó, những con chó thấy người chạy đi thường nhút nhát, không biết giữ nhà, vì thế bạn không nên nuôi những chú chó này.
- Không nên chọn những chú chó khi thấy người là nhe răng, mũi nhăn, gầm gừ dữ dội. Loại chó này vô cùng hung dữ, có khả năng gây nguy hiểm cho người khác kể cả chính chủ nuôi của chúng.
- Những chú chó có đốm ở đuôi cũng nằm trong danh sách không nên nuôi. Chúng rất hay ăn vụng, không biết giữ nhà.
Sau khi áp dụng cách xem tướng chó ở phần trên, việc làm tiếp theo bạn cần lưu ý để chăm sóc chúng sao cho phát triển tốt nhất mỗi ngày. Hãy tham khảo những cách sau đã được nhiều chuyên gia áp dụng:
- Tiêm phòng bệnh cho chó định kỳ
Đây là bước đặc biệt quan trọng trong cách chăm sóc những chú cún cưng, có hai cách phòng bệnh mà bạn cần quan tâm là tiêm vaccine và tẩy giun:
Những chú chó con khoảng ba tuần tuổi nên bắt đầu tiêm những mũi đầu tiên, đến sáu tuần tuổi tiêm mũi thứ hai. Thông thường, đến mũi thứ hai là có thể ngưng nhưng nếu bạn muốn chắc chắn để phòng bệnh hơn thì có thể tiêm tiếp mũi thứ ba vào lúc cún cưng được chín tháng tuổi.
Đến lúc được khoảng 12 tuần tuổi, bạn có thể tiêm phòng dại cho chó với thời gian là mỗi năm một lần. Bạn có thể mang những chú chó tới các cơ sở thú y để tiêm phòng với mức chi phí dao động từ 120 - 200 nghìn đồng.
Tẩy giun sán cho những chú chó cần được thực hiện sớm và thường xuyên theo định kì với từng độ tuổi nhất định: Chó dưới 6 tháng tuổi, nên tẩy giun mỗi tháng 1 lần. Chó trên 6 tháng tuổi, nên tiêm khoảng 3 - 4 tháng 1 lần cho đến khi chúng được một tuổi thì chỉ cần lặp lại mỗi năm 1 lần mà thôi.
Để những chú chó được phát triển đầy đủ và khỏe mạnh mỗi ngày thì cung cấp khẩu phần ăn vô cùng quan trọng: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng như protein, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất... và tùy vào từng giai đoạn phát triển của cún cưng như sau:
- Dưới 3 tuần tuổi (chó con cần được bú mẹ): Nên cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chó mẹ. Sau 4 - 5 ngày đầu mới sinh bú mẹ hoàn toàn, có thể cho cún uống thêm sữa ấm.
- Sau 3 tuần tuổi: Có thể cho chó ăn cháo loãng, nấu chung với thịt băm và rau xay nhuyễn. Lúc cún được một tháng tuổi bạn có thể giảm dần lượng nước và cho chúng làm quen với việc ăn cơm.
- Giai đoạn từ 1 - 2 tháng tuổi: Cho cún cưng ăn mỗi ngày khoảng năm bữa với đầy đủ dưỡng chất và khi đến lúc ba tháng tuổi thì nên giảm dần còn 2 bữa/ngày mà thôi.
- Khi đủ 4 tháng tuổi: Bổ sung thức ăn đầy đủ bữa, đừng để chó đói và mệt.
- Dưới 3 tháng tuổi không được cho chó gặm xương vì chúng không thể tiêu hóa được và rất dễ bị hóc.
- Tránh để thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá nhiều chất béo và đặc biệt kiểm tra thức ăn không bị ôi, thiu.
- Không nên cho chúng ăn các loại thức ăn như gan, phổi bò và heo vì không đảm bảo an toàn.
- Ngoài ra, không để cún của bạn ăn quá no trong mỗi bữa.
Cần đảm bảo nơi ở của chó con luôn được sạch sẽ, khô thoáng và ấm.
Thường xuyên vệ sinh nơi ở và thay lớp vải lót cho đàn chó.
Khi chó được một tháng tuổi, bạn nên bắt đầu dạy chúng cách đi vệ sinh để hình thành thói quen tốt lại giảm tình trạng nhiễm bệnh cho đàn chó.